Chú tâm tỉnh giác
là pháp môn nương vào thân hành niệm nội và ngoại tu tập để đoạn tận lậu hoặc:
1/ Chánh Niệm Tỉnh Giác
2/ Mười tám đề mục Định Niệm Hơi Thở.
3/ Thân Hành Niệm. Nếu ai tu đúng pháp Chú tâm tỉnh giác thì sức tỉnh giác rất cao, tỉnh giác trong cuộc sống hằng ngày, có việc gì xảy đến đều hóa giải một cách dễ dàng, có nghĩa là đẩy lui các chướng ngại pháp một cách dễ dàng.
Còn nếu ai tu sai thì bị ức chế tâm, sinh ra các trạng thái tưởng và có thể rối loạn thần kinh, hoặc đứt mạch mao phế quản trong phổi. Muốn được tỉnh giác thì chỉ có pháp Như Lý Tác Ý và đi kinh hành. Cách chú tâm tỉnh giác là vị Tỳ kheo ban ngày trong khi đi kinh hành và ngồi, tâm gọt sạch các triền cái.
Ban đêm trong canh một, trong khi vị ấy đi kinh hành và ngồi, tâm gọt sạch các pháp triền cái. Ban đêm trong canh giữa, vị ấy nằm phía hông bên hữu, trong tư thế con sư tử, chân này đặt lên chân kia, chánh niệm tỉnh giác, tác ý tưởng đến lúc ngồi dậy.
Ban đêm trong canh cuối, trong khi vị ấy đi kinh hành và ngồi, tâm gọt sạch các pháp triền cái, như vậy gọi là chú tâm tỉnh giác”.
1/ Chánh Niệm Tỉnh Giác
2/ Mười tám đề mục Định Niệm Hơi Thở.
3/ Thân Hành Niệm. Nếu ai tu đúng pháp Chú tâm tỉnh giác thì sức tỉnh giác rất cao, tỉnh giác trong cuộc sống hằng ngày, có việc gì xảy đến đều hóa giải một cách dễ dàng, có nghĩa là đẩy lui các chướng ngại pháp một cách dễ dàng.
Còn nếu ai tu sai thì bị ức chế tâm, sinh ra các trạng thái tưởng và có thể rối loạn thần kinh, hoặc đứt mạch mao phế quản trong phổi. Muốn được tỉnh giác thì chỉ có pháp Như Lý Tác Ý và đi kinh hành. Cách chú tâm tỉnh giác là vị Tỳ kheo ban ngày trong khi đi kinh hành và ngồi, tâm gọt sạch các triền cái.
Ban đêm trong canh một, trong khi vị ấy đi kinh hành và ngồi, tâm gọt sạch các pháp triền cái. Ban đêm trong canh giữa, vị ấy nằm phía hông bên hữu, trong tư thế con sư tử, chân này đặt lên chân kia, chánh niệm tỉnh giác, tác ý tưởng đến lúc ngồi dậy.
Ban đêm trong canh cuối, trong khi vị ấy đi kinh hành và ngồi, tâm gọt sạch các pháp triền cái, như vậy gọi là chú tâm tỉnh giác”.
Trích tại:
Mười Hai Cửa Vào ĐạoNgười Phật Tử Cần Biết 4